Có nên tiêm vaccine sốt xuất huyết khi người thân mắc bệnh?

29/12/2024
|
0 lượt xem
Sức Khỏe Vaccine Vaccine Người Lớn
Có nên tiêm vaccine sốt xuất huyết khi người thân mắc bệnh?

Trả lời:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, virus lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt của muỗi. Giai đoạn ủ bệnh 7-10 ngày, chưa có triệu chứng và xuất hiện triệu chứng khoảng 7 ngày, người bệnh có thể lây truyền virus. Do đó, người mắc sốt xuất huyết cần tránh bị muỗi đốt để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Để bảo vệ sức khỏe, các thành viên khác cần ăn uống đủ dưỡng chất, đậy kín, loại bỏ các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà để phòng lăng quăng phát triển thành muỗi, mặc quần áo dài tay, ngủ màn để tránh muỗi chích và chủ động tiêm vaccine.

Người lớn tiêm vaccine sốt xuất huyết tại VNVC. Ảnh: Nhật Linh

Bố mẹ bạn ngoài 60 tuổi, thuộc nhóm người có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và có thể trở nặng nếu nhiễm bệnh. Do đó, hai bác nên tiêm vaccine.

Hiện Việt Nam đã có vaccine sốt xuất huyết phòng 4 type huyết thanh virus sốt xuất huyết gồm Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Vaccine giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đến hơn 80% và hơn 80% nguy cơ nhập viện.

Lịch tiêm gồm hai mũi cách nhau ba tháng. Người tiêm không cần xét nghiệm trước khi tiêm, vaccine tiêm được cho những người từng mắc bệnh để phòng nguy cơ tái nhiễm. Trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người lớn đều có thể tiêm chủng.

Hiện toàn quốc ghi nhận nhiều ca nhiễm sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành. Từ đầu năm đến ngày 7/11, TP HCM ghi nhận hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hàng trăm ca nhiễm một tuần. Hà Nội có 5.065 ca nhiễm từ đầu năm, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.

Bác sĩ Bùi Thanh PhongQuản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.

Tin liên quan
Tin Nổi bật